Nhựa Danpla chống tĩnh điện
- Đăng bởi admin
- 0 Comment
- Tin tức cập nhật
Tĩnh điện là gì?
Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Tĩnh điện rất dễ bắt gặp xung quanh cuộc sống, điển hình như ma sát khi mặc quần áo (đặc biệt là áo len), hay khi trời hanh chung ta đưa tay lại gần máy móc……
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tĩnh điện.
Vật chất được cấu thành từ các nguyên tử trung hòa về điện tích vì chúng chứa số lượng bằng nhau về điện tích dương (proton trong hạt nhân) và điện tích âm (điện tử trong vỏ). Hiện tượng tĩnh điện yêu cầu sự tách rời các điện tích dương và âm này. Khi hai vật liệu tiếp xúc nhau, điện tử sẽ di chuyển từ vật này sang vật kia, gây ra sự dư thừa điện tích dương trên một vật liệu, và sự thừa điện tích âm ở bên còn lại. Khi các vật liệu được tách ra, sự mất cân bằng điện tích này vẫn được duy trì. Hoặc nói ngắn gọn, một vật tĩnh điện luôn tiềm ẩn khả năng phóng điện, truyền điện nếu gặp điều kiện thích hợp.
Tác hại của tĩnh điện?
Đối với con người
Các vật thể bị nhiễm tĩnh điện lớn sẽ tạo ra một điện trường cực mạnh ở môi trường xung quanh. Điện trường này có tác hại về lâu dài với sức khỏe con người, trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là hệ thần kinh, hệ sinh dục, hệ tuần hoàn. Đặc biệt phóng tĩnh điện có khả năng giật người thao tác, gây ra tai nạn lao động.[cần dẫn nguồn]
Trong sản xuất
Có hai dạng tác hại cơ bản. Thứ nhất là Phóng tĩnh điện (ESD) gây hỏng hóc, trục trặc, suy giảm chất lượng các phần tử điện tử, các cụm (như bản mạch), hay cả 1 thiết bị hoàn chỉnh. Cách thức gây hại thông thường là thông qua dòng điện, hoặc thông qua các sóng điện từ trường sinh ra trong quá trình phóng. Thứ hai là bám hút tĩnh điện ESA. Trong không khí có rất nhiều bụi, mà mắt thường có thể không nhìn thấy được. Một hạt bụi có cỡ 1 micro-met đủ sức gây chập hỏng 1 mạch bán dẫn, khi mà node-pitch đang chỉ tính bằng vài chục nano-met (2015). Hiện tượng bám hút bụi do tĩnh điện này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của các quá trình sản xuất cần sạch bề mặt như: In ấn, lắp ráp quang học, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, tráng phủ, sơn, xi mạ, bán dẫn…v.v..
Nhựa Danpla chống tĩnh điện và vai trò?
Với tác hại như vậy của tĩnh điện, nhựa Danpla chống tĩnh điện ra đời để đáp ứng nhu cầu đóng gói, vận chuyển các thiết bị điện tử (đặc biệt là các bảng mạch). Nhựa Danpla chống tĩnh điện tại An Khánh có những tính chất sau:
-Chỉ số từ 10^4-10^9, rải rất rộng đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng.
-100% hạt nguyên sinh, không pha phế tạp.
-Độ cứng, dẻo dai cao.
-Kích thước theo yêu cầu.
-Màu sắc: đen.
-Độ dày: phổ biến 3mm-5mm.
Thùng vách làm từ Danpla chống tĩnh điện giúp ngăn ngừa sự tĩnh điện, phóng điện gây hỏng hóc bảng mạch điện tử.
Nguồn “Tĩnh điện-wikipedia”.
This post is also available in: English